ads

Category 1

welcome to my blog

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Tôi nhớ những ngày mưa ngâu tháng 7. Chúng tôi, mỗi người theo dõi 1 khu vực ở chợ. Chẳng có chỗ trú ẩn, chúng tôi cứ đi đi lại lại suốt cả đêm như vậy dưới trời mưa. Người ai cũng ám đầy mùi cá, mực. 
Tôi, 1 đứa khó tính trong ăn uống, thế rồi vì đói rồi cũng ngồi lê la ăn 1 cách ngon lành. Để chống lại cơn buồn ngủ, chúng tôi uống trà đặc, rồi sau đó, chúng tôi say lăn quay đơ vì trà. Có lần, khi cả đội tập trung chuẩn bị máy móc để tác nghiệp, cả buổi đứng chả sao, lúc đi, tự dưng con chó ở gần đó sủa đuổi chúng tôi chạy thục mạng, tôi càng hét thì nó lại càng đuổi, thế là con chó đuổi cả đội chạy hét ầm ĩ cả con phố gần chợ lúc 2h sáng. Hôm đó, chúng tôi tỉnh ngủ khỏi phải uống trà. 
Lần tiếp cận với đối tượng, vị trí đẹp nhất là 1 hàng bán đồ khô, tôi vào mua hàng nhưng kêu mỏi chân mượn ghế ngồi đợi người nhà tý rồi mua sau. Ngồi khá lâu, quay cóp xong xuôi, tôi đứng dậy kêu chủ hàng bán cho cháu 1 kg cá. Cô bán hàng mắt tròn xoe ngạc nhiên lắm bởi ở chợ đầu mối này ít nhất người ta mua chục cân chứ ai mua như tôi( cảm giác có lỗi lắm nhưng mà nhà cháu tủ lạnh đầy rồi, bao nhiêu ngày mua đủ thứ ở chợ ko còn chỗ chứa nữa, đến giờ này vẫn còn cá Long Biên trong chợ ăn chưa hết nữa). Còn nhiều kỷ niệm nữa lắm nhưng vì nghiệp vụ chúng tôi ko thể public.
Hôm nay, Hưng "kính" bị bắt, tôi lại nhớ những ngày gặp anh. Anh là người khiến tôi đau đầu, nát óc nhất bởi anh rất ma cô, lão luyện trong việc che đậy hành vi. Có thể a đã rút kinh nghiệm sau vụ Khánh"trắng". Anh không bao giờ nói chuyện tiền với người lạ. Chúng tôi đã mất rất rất nhiều thời gian để tiếp cận anh, đã có những lần chúng tác nghiệp ko thành công, tư liệu bị hỏng do lỗi kỹ thuật, lỗi này chúng tôi ít khi gặp phải. Chúng tôi còn bảo với nhau: hay là Hưng kính nuôi âm binh để phá những ai làm gì anh ta, chứ sao mà mình toàn gặp những lỗi giời ơi đất hỡi thế. Nếu tư liệu không bị hỏng thì sẽ còn nhiều cái hay ho nữa bị phơi bày. Câu chuyện chắc sẽ còn dài, cơ quan điều tra vẫn còn tiếp tục điều tra về những người có liên quan. Với chúng tôi 5 người nhắc đến trong phóng sự, giờ này đã bị bắt tạm giam hết. Đây là kết qủa nhờ sự lên tiếng, đồng lòng của dư luận sau khi loạt bài được phát sóng Một lần nữa xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp cùng thực hiện phóng sự này, cảm ơn khán giả đã ủng hộ tôi thời gian qua.

Hưng Kính bị bắt là ai, nhà báo Thu Trang báo phụ nữ là ai

Tôi nhớ những ngày mưa ngâu tháng 7. Chúng tôi, mỗi người theo dõi 1 khu vực ở chợ. Chẳng có chỗ trú ẩn, chúng tôi cứ đi đi lại lại suốt cả ...

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Không biết các hộ dân ở VN khi lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đã được nối vào lưới điện để bán phần dư thừa chưa?

Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo & Khảo luận là ai mua bán ở đâu giá bao nhiêu

Cách đây 1 năm tôi lắp một hệ thống điện mặt trời công suất 6.5kW panel + 5kW inverter (công suất tối đa cho phép cho một hộ gia đình ở đây) với chi phí gần 6000 AUD. Với số liệu chính xác lượng điện phát ra, tiêu thụ trực tiếp, và số dư phát lên lưới (lấy từ inverter) tôi ước lượng 1 năm qua gia đình tôi tiết kiệm được trên dưới 1500 AUD, nghĩa là chỉ cần 4 năm là lấy lại vốn trong khi toàn bộ hệ thống được bảo hành 10 năm (giữ được ít nhất 80% công suất).

Trung bình trong 1 năm qua mỗi ngày hệ thống điện mặt trời của gia đình tôi phát ra 29.3kWh trong khi tiêu thụ chỉ khoảng 28.8kWh. Nghĩa là nhà tôi đã là "net energy exporter" trong cả năm vừa rồi. Với chi phí lặp đặt một hệ thống điện mặt trời ngày càng rẻ (hiện tại ở chỗ tôi một hệ thống tương tự như của nhà tôi với panel của TQ chỉ còn xấp xỉ 4000 AUD) thì không lâu nữa đa số hộ dân ở đây sẽ trở thành net energy exporter như gia đình tôi. Và như vậy thị trường điện sẽ thay đổi hoàn toàn, nhất là khi giá thành battery rẻ xuống.

Tôi dự đoán hệ thống điện của VN rồi cũng như vậy, các hộ dân dần dần sẽ tự chủ được nhu cầu điện năng và có thể còn thừa phát lên lưới. Hi vọng các nhà hoạch định chính sách điện ở VN có tính đến điều này cho kế hoạch phát triển mạng lưới điện trong tương lai.

Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo & Khảo luận là ai mua bán ở đâu giá bao nhiêu

Không biết các hộ dân ở VN khi lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đã được nối vào lưới điện để bán phần dư thừa chưa? Triết gia Trần Đứ...

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Quả thật đôi khi phiền não với 1 số người nên thôi lôi ra đây thảo luận với mọi người. Lỗi lầm và tha thứ

Copy:

Xin chào quý anh chị.
Cho e hỏi 1 thắc mắc sau ạ. 
Câu 1. 2 VC em đang tranh luận xem là CHO VAY NẶG LÃI , cụ thể là bạc 30. Mượn 1tr, môi ngày trả lãi 10k. Có thoản thuận từ đầu giữa ng vay và ng cho vay. 
Em thì nói: bên đạo Công giáo làm việc này là lỗi đức công bằng. K được.
Ck em nói: không có tội. Bởi vì việc này thành là do thỏa thuận của 2 bên. Không ai ép ai cả. Vì ng cho vay đã nói sẵn lãi suất từng đó, không tài sản thế chấp, người cho vay chịu rủi ro cao,...
Người đi vay thì chấp nhận lãi suất cao đó để có tiền nhanh chóng.
Có sự đồng thuận nên không sao.

Câu 2: công việc kinh doanh bán đồ cho ng cờ bạc có phạm tội không? Cụ thể bán thuốc thú y chuyên dùng cho gà đá.

Mong mọi ngưòi cho em ý kiến.
Em cảm ơn ạ.

Lỗi lầm và tha thứ

Quả thật đôi khi phiền não với 1 số người nên thôi lôi ra đây thảo luận với mọi người. Lỗi lầm và tha thứ Copy: Xin chào quý anh chị. Cho e ...

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

MISSION IMPOSSIBLE. Có nên đầu tư bất động sản ở đặc khu không

Lại bàn về Đặc khu. Sáng cuối tuần, các chưởng môn đã tề tựu chuẩn bị khai đao.

VEPR tham dự Hội thảo với bài nghiên cứu mới nhất của Viện, cho thấy mô hình đặc khu hành chính - kinh tế của Việt Nam đang đề xuất trong dự thảo luật Đặc khu trên thực tế đã lỗi thời. Chưa kể, điều nghiêm trọng hơn, chúng không khả thi vì không hội đủ các yếu tố để thành công.

Khuyến nghị của VEPR là dứt khoát loại bỏ Luật Đặc khu. Xem xét lại kỹ lưỡng ý tưởng này. Nếu xác định rõ vẫn muốn sử dụng mô hình đặc khu như một động lực đột phá cho nền kinh tế, thì nên mạnh dạn xây dựng Vùng Tự do Thương mại (FTZ) hình thành trên cụm địa phương TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu. Đây là khu vực khả dĩ duy nhất hiện nay ở Việt Nam.

Vùng Tự do Thương mại (Free Trade Zone) là phiên bản cao cấp hơn của Đặc khu Hành chính - Kinh tế.

Có nên đầu tư bất động sản ở đặc khu không

MISSION IMPOSSIBLE. Có nên đầu tư bất động sản ở đặc khu không Lại bàn về Đặc khu. Sáng cuối tuần, các chưởng môn đã tề tựu chuẩn bị khai đ...
Hướng dẫn cách sử dụng một số loại thuốc biệt dược thường gặp
Mọi người cho mình hỏi : 
Mọi năm khi đi dán giấy miễn thị thực 5 năm , thì phòng lãnh sự làm ngay . 
Năm 2018 đến thì lại bảo cứ để đơn đó để gọi về Việt Nam có đồng ý hay không ? Sau khi có sự đồng ý từ Việt Nam . Mới làm ? 
Thiết nghĩ mọi thủ tục rườm rà chính phủ đã bãi bỏ . Hay có thông tư mới ? 
Việc dán miễn thị thực 5 năm có gì mà phức tạp nhỉ ? 
Lãnh sự ở mỗi nước đều nắm rõ những trường hợp đặc biệt rồi ? Nay lại hành dân thế là sao ?

Em chào các ACE trong hội ạ~~

Em định trực tiếp đi lên ĐSQ VN tại HQ làm giấy tờ kết hôn với người HÀN QUỐC nên đã gọi đt lên hỏi ĐSQ cần những giấy tờ gì để 2 vk ck em còn chuẩn bị nhưng cầm máy gọi đt cả ngày mà ko thấy ĐSQ nghe máy hoặc là máy đang bận ạ. 
Em là trường hợp lý hôn 1 đời chồng hàn rồi và giờ muốn kết hôn lại với người hàn tiệp ạ ( em vẫn còn hợp pháp). Trong hội có ai giống trường hợp như em mà đã từng trực tiếp đi làm giấy tờ rồi thì cho em xin thông tin và kinh nghiệm với ạ. Và muốn kết hôn lại thì em cần những giấy tờ gì ạ? Và chi phí sẽ mất bao nhiêu ạ?
Và cho em hỏi ĐSQ tiếp nhận hồ sơ từ mấy giờ đến mấy giờ ạ? 
Em mong các ACE đừng bơ em ạ đi qua cho em xin ít ....... cho đỡ trôi bài ạ 🤗🤗🤗 em xin chân thành cám ơn ạ^^~

Hướng dẫn cách sử dụng một số loại thuốc biệt dược thường gặp

Hướng dẫn cách sử dụng một số loại thuốc biệt dược thường gặp Mọi người cho mình hỏi :   Mọi năm khi đi dán giấy miễn thị thực 5 năm , thì ...

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Thông tuệ, đa diện, sâu sắc, biết yêu, ý chí lớn và sống lý tưởng, Đỗ Quốc Anh không chỉ là thần tượng của nữ giới mà còn là sự nể trọng của cánh đàn ông.
Đỗ Quốc Anh, tên thân mật Đỗ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và làm chính trị. Ông ngoại anh là GS Nguyễn Xiển, nguyên Tổng thư ký Đảng Xã hội. Bố anh là GS Đỗ Quốc Sam, nguyên Hiệu trưởng ĐH Xây dựng và là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cả hai đều được những người cùng thời đánh giá cao về cả tài năng và nhân cách.
Từ thời học chuyên Toán cấp 2 tại THCS Bế Văn Đàn, Hà Nội, Đỗ đã khiến các thầy cô giáo liên tục lấy ra làm gương cho lớp đàn em, đến nỗi "bọn em thuộc lòng tiểu sử anh như tiểu sử Lê Lai, Lê Lợi" (theo lời một cậu học sinh khoá sau).
Thời cấp 3 theo học tại THPT chuyên Toán ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), Đỗ cũng là niềm tự hào và thần tượng của không chỉ bạn bè mà cả thầy cô. 
17 tuổi, dành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42. 18 tuổi, sang Pháp học tại ngôi trường nổi tiếng Ecole Polytechnique (ĐH Bách khoa Paris). 22 tuổi, làm nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard, Mỹ. 28 tuổi, lấy bằng Tiến sỹ, làm giảng viên Kinh tế tại ĐH Quản lý Singapore. 32 tuổi, làm Phó GS tại Học viện Chính trị Paris. Chặng đường học hành và làm việc của Đỗ kinh qua toàn những địa chỉ đỏ đáng mơ ước.

Đỗ là nhà Kinh tế học hàng đầu của Việt Nam hiện tại. Anh thuộc số ít người Việt có bài đăng trên các tạp chí chuyên môn nổi tiếng như American Economic Review, Quarterly Journal of Economic và American Economic Journal. Hay là anh có 2 Paper (bài báo chuyên môn) trên Học liệu mở của ĐH MIT được xin phép dùng giảng dạy cho một khoá học Kinh tế Chính trị.
Như thế đã đủ để Đỗ thành một nhân vật đáng nể trong giới trí thức hiện tại. Nhưng, còn hơn thế rất nhiều...
Cách đây khoảng 20 năm, khi Internet mới manh nha ở Việt Nam, có một nick của một người nữ đã nổi lên giữa cộng đồng cư dân mạng thưa thớt hồi ấy. Chị được biết đến là người ưa tranh luận, thông minh, sắc sảo nhưng cực đoan. 
Trải qua đủ các diễn đàn từ 3M, NetNam, sau đó chị sinh hoạt tích cực nhất trên Tathy và Thanhnienxame (2 diễn đàn lớn của giới trí thức, còn được biết với tên thân mật là Thăng Long và Hạ Long) với nick Evil vào thời thịnh nhất của 2 diễn đàn này. Chị được xem là thành viên nữ nổi tiếng nhất lịch sử Tathy và Thanhnienxame và được gọi là "hải đăng" - một danh hiệu dành cho những member có đóng góp nổi bật.
Chậm hơn một chút, cũng trên các diễn đàn Internet Việt xuất hiện một nick khác cũng thu hút sự chú ý đặc biệt. Đó là Lãng Anh - một doanh nhân thành đạt với những bài viết nhiều trăn trở. Sau này, anh trở thành một hot Facebooker với sự tín nhiệm và yêu mến, kỳ vọng đặc biệt của những người hâm mộ. Do viết chủ yếu về lĩnh vực nhạy cảm nên anh chưa từng công khai danh tính.


Điều đáng nói nhất là đến năm 2018 này người ta mới biết 2 người này Evil và Lãng Anh (có thể) chính là một và là Đỗ Quốc Anh (???). 
Hãy tưởng tượng một cậu bé tuổi teen, ở thời điểm 20 năm trước đã tư duy ra phương thức này (tạo profile giả và ẩn danh để phục vụ những mục đích của mình), bạn sẽ thấy đó là những "thủ đoạn của một thiên tài".


Chưa hết, Đỗ Quốc Anh còn là VoDanh trên Tathy - một cậu trai trong sáng, khát khao tri thức; còn là Phim Việt Nam trên Facebook - một hot Facebooker số 1 về điện ảnh giai đoạn năm 2011 - 2014...
Trong cuộc sống, Đỗ là người kín tiếng, cực kỳ đàn ông và biết yêu sâu sắc. Con người nhiều tham vọng này lại từng có câu phát biểu rất đáng kể: "Điều khiến có thể đánh đổi tất cả mọi thứ là Tình yêu. Trong cái cuộc sống hỗn độn và nhốn nháo này, ngoài nó ra, không còn điều gì là đáng giá cả" (trích lời nick VoDanh trên Tathy năm 2006).
Đẹp trai, tài năng và nổi tiếng, chuyện tình cảm của Đỗ cũng khiến nhiều người chú ý. Anh từng có mối tình đẹp và hiện hạnh phúc với vợ là "người đẹp yêu khoa học" Nguyễn Kiều Trang.

Chân dung Lãng Anh - Đỗ Quốc Anh, thiên tài chính trị và kinh tế người Việt

Thông tuệ, đa diện, sâu sắc, biết yêu, ý chí lớn và sống lý tưởng, Đỗ Quốc Anh không chỉ là thần tượng của nữ giới mà còn là sự nể trọng của...

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Hà Nội muốn cấm thịt chó vì nó gây phản cảm với người nước ngoài. Thế nhưng, thái độ của người nước ngoài đối với văn hoá ẩm thực không như một số người Việt tưởng.
 
Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa biết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.
 
Có thể vì gia đình không bao giờ nuôi chó khi tôi còn nhỏ.
 
Có thể vì tôi là người Australia, tức thuộc một dân tộc ăn thịt con vật là biểu tượng của nước mình - kangaroo.
 
Cũng có thể là vì khi lớn lên, tôi được giáo sư xã hội học nhắc nhở rằng không nên hồ đồ vội phán xét những người có nền văn hoá khác, không nên máy móc chê họ "thiếu văn minh" chỉ vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược với mình.
 
Vì lý do nào không rõ, lần đầu tiên đến TP.HCM vào năm 2012, tôi đồng ý ngay khi được một người bạn mời đi nhậu "theo kiểu Hà Nội", tức ăn thịt chó và uống rượu. Tôi đã thử và thú thật mà nói, thấy thích.
 
Không nên hồ đồ vội phán xét những người có nền văn hoá khác, không nên máy móc chê họ "thiếu văn minh" chỉ vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược với mình.
 
Tôi đã chuyển đến TP.HCM như ý định, cũng thi thoảng nhận lời mời "đi nhậu kiểu Hà Nội" với một số bạn Việt Nam, và cũng thi thoảng suy nghĩ lại hành vi của mình. Tôi nghe một số bạn người Việt nói về cách người ta đánh bả chó để bắt và bán lại, cũng như chuyện nhiều con chó được vốn là thú cưng bị bắt trộm trắng trợn.
 
Tôi không phải kiểu người không quan tâm đến cách cư xử với động vật. Từ khi đến Việt Nam, tôi đã thử xem những clip trên mạng chỉ rõ cách người ta nhồi nhét gà công nghiệp vào chuồng nhỏ đến độ gần như không nhúc nhích được, cách người ta giết bò bằng cách không thể tàn bạo hơn là đập vào đầu con thú bằng vật nặng và cùn cho đến chết, sau vài tiếng đồng hồ. Từ đó tôi kết luận, việc ăn thịt động vật ở Việt Nam luôn có gì đáng ngờ.
 
Không chỉ nói riêng gì người ăn thịt chó, những ai ăn bò, gà, heo cũng khó có thể chắc được thịt mà họ đang tiêu thụ xuất phát từ một quy trình nuôi, giết mổ nhằm giảm thiểu nỗi đau cho động vật trước và trong khi chết.
 
Vì không có khả năng ăn chay trường, tôi tiếp tục ăn tất cả loại thịt với một hy vọng mơ hồ rằng cơ quan chức năng có thể siết chặt kiểm soát các quy trình sản xuất thịt.
 
Nhưng đối với riêng con chó, hình như tôi có thái độ của phần lớn người Việt: Có thể thân thiết với chó, nhất định phản đối chuyện chúng bị cư xử man rợ, nhưng vẫn coi thịt chó như như thịt loại nhiều động vật khác.
 
THẾ NÀO LÀ ĂN UỐNG 'VĂN MINH'?
Theo Chi Cục Trưởng Thú Y Hà Nội, "vào khoảng năm 2021 sẽ cấm bán thịt chó ở các quận nội thành Hà Nội. Đây là những khu vực trung tâm, có đông du khách quốc tế nên cần làm trước".
 
Theo đó, một trong những lý do chính Hà Nội cấm đoán buôn bán thịt chó là vì nó gây phản cảm với người nước ngoài. Theo tôi, đó là điểm yếu nhất trong đề xuất này. Nó cho rằng người nước ngoài có quan điểm "văn minh" đối với động vật vì họ không sử dụng thịt chó làm thực phẩm; một ngụ ý nữa là những người Việt không hoặc tránh ăn thịt chó được coi là "văn minh" hơn những người có ăn.
 
Đừng tự ti chỉ vì thói quen hay tập quán của mình lạ thường trong mắt của người từ xa đến.
 
Nói đến văn hoá ẩm thực, theo tôi chỉ có một điều duy nhất người Việt cần học theo người nước ngoài: Họ luôn sẵn lòng bảo vệ thói quen ăn uống của mình trừ khi có lý do chính đáng để từ bỏ. Đừng tự ti chỉ vì thói quen hay tập quán của mình lạ thường trong mắt của người từ xa đến.
 
Thái độ của người nước ngoài đối với văn hoá ẩm thực không đơn giản như một số người Việt tưởng.
 
Người Pháp không cấm thịt ngựa, một món đặc sản của Paris, để chỉ làm vừa lòng du khách quốc tế, vốn từ xa xưa coi ngựa như là "con thú quý phái nhất". Tương tự, người Australia không cấm đoán kinh doanh thịt kangaroo, mặc dù động vật này có một sức hấp dẫn trong mắt của rất nhiều du khách và khá nhiều người địa phương. Cũng hãy thử tưởng tượng người New York sẽ phản ứng thế nào nếu có ai góp ý họ nên dừng bán hot dogs bởi việc tiêu thụ thịt heo là chuyện nhạy cảm đối với người theo đạo Hồi hay Do Thái.
 
Theo tôi, Việt Nam có thể bảo vệ văn hoá ẩm thực của mình cũng chính bằng lý do người Pháp, Australia và Mỹ đã làm: Tập quán ăn thịt chó có nguồn gốc trong một nền văn hoá chính thống chứ không phải một trình độ văn minh thấp.
 
Một câu hỏi quan trọng ở đây: Thái độ của người nước ngoài đối với thói quen ăn thịt chó của người Việt chính xác là gì?
 
Trong sáu năm ở Việt Nam, tôi đã đọc nhiều bài blog, cả một số tiểu thuyết và hồi ký của khách du lịch, viết về những trải nghiệm của họ ở Việt Nam. Tất nhiên, có một số người chê bai cách người Việt cư xử dã man với chó, tỏ ra khó chịu khi đi ngang quán bán thịt chó hoặc nhận ra thịt mà người ta đang bán là thịt gì. Nhưng chắc chắn cũng sẽ có người nước ngoài sẵn sàng ăn thử thịt chó như tôi.
 
Một điều nữa tôi khá chắc là phần lớn người phương Tây sẽ có phản ứng với hành động độc ác đối với mọi loài động vật, chứ không chỉ đối với con chó. Vì vậy, nếu Hà Nội muốn cải thiện hình ảnh của thủ đô trong mắt người nước ngoài, thì việc nên làm là nỗ lực quản lý toàn bộ ngành sản xuất thịt, kiểm tra nơi nuôi động vật để lấy thịt, kiểm soát cơ sở giết mổ và cố gắng dẹp bỏ hành động thực sự thiếu ý thức.
 
Theo UBND Hà Nội, việc kinh doanh và tiêu thụ thịt chó không chỉ "làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại", nó xứng đáng để bị cấm đoán vì "còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe cho con người".
 
Mặc dù ăn thịt chó có nguy cơ nhất định cho sức khoẻ, nhưng dường như điều này cũng đang bị một số người phóng đại. Ai đọc kỹ tài liệu y tế liên quan thì thấy khó có thể kết luận rằng thịt chó mang rủi ro cao đến mức cần có đề xuất cấm đoán kinh doanh.
 
Khi chuẩn bị sang Việt Nam ở, tôi hỏi một bác sĩ người Australia thịt chó tốt cho sức khoẻ hay không. Biết tôi đã ăn thử, bác sĩ không hề nhìn tôi như người điên hay người đã mang lại sự ô nhục cho Australia.
 
Việc sử dụng thịt chó làm thực phẩm (theo lời khuyên của cô ấy) không có ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đến sức khoẻ con người. Vấn đề cốt lõi là cần hạn chế số lượng ăn, vì nó chứa nhiều chất đạm, và - trước hết - phải chắc chắn thịt mình sắp ăn đã được nấu chín. Ăn thịt heo ở các nước Đông Nam Á cũng vậy.
 
Vấn đề thứ nhất được đề cập trong tài liệu là bả chó chứa độc tố có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể người ăn.
 
Thứ hai là, con chó, như con heo, là loại động vật ăn tạp nên nguy cơ người ăn thịt nó bị nhiễm một số loại giun, sán cao hơn so với các loại thịt của động vật chỉ ăn cỏ.
 
Thứ ba, một loại bệnh đặc biệt nguy hiểm ở chó là bệnh dại có thể sẽ lây nhiễm cho người giết mổ, thậm chí người tiêu thụ.
 
Người Pháp không cấm thịt ngựa, một món đặc sản của Paris, để chỉ làm vừa lòng du khách quốc tế. Người Australia không cấm đoán kinh doanh thịt kangaroo. Cũng hãy thử tưởng tượng người New York sẽ phản ứng thế nào nếu có ai góp ý họ nên dừng bán hot dogs bởi việc tiêu thụ thịt heo là chuyện nhạy cảm đối với người theo đạo Hồi hay Do Thái.
 
Thứ tư, có bằng chứng cho thấy những người ăn quá nhiều thịt chó hay ăn trong thời gian dài có dấu hiệu gia tăng nguy cơ bị xơ gan hay suy thận.
 
Cuối cùng, vì thịt chó có nhiều đạm, chuyên gia y tế khuyên người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh huyết áp nên hạn chế hay tránh ăn.
 
Những điều nêu trên không tranh cãi được, nhưng tất cả đều có cách giải quyết.
 
Nói tóm lại, việc quản lý kinh doanh, giết mổ và tiêu thụ thịt chó chặt chẽ hơn không những sẽ bớt đi mặt xấu của tập quán này trong mắt người nước ngoài, nó còn giúp thịt chó được bày bán hội đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
 
Nếu có thêm chiến dịch nâng cao ý thức người dân về nguy cơ tiềm ẩn cho sức khoẻ , động viên người dân ăn thịt chó có chừng mực, thì hậu quả tiềm ẩn có thể được giảm thiểu.
 
LÝ LẼ PHẢI MẠNH HƠN CẢM XÚC
Tôi đoán đa số người chống lại thói quen ăn thịt chó chủ yếu vì phản đối cách con vật bị bắt, giữ, vận chuyển và giết để lấy thịt. Cũng có thể đó là lý do họ hay chụp cái mũ "thiếu văn minh" cho người khác.
 
Thế nhưng, rõ ràng đây không phải là khuyết điểm duy nhất chỉ xảy ra trong kinh doanh chó lấy thịt. Nó là vấn đề lớn mà cả ngành sản xuất thịt, nếu không muốn nói là cả ngành công nghiệp thực phẩm, của Việt Nam phải đối phó. Chính vì vậy, việc cấm đoán kinh doanh chó lấy thịt không phải cách giải quyết hợp lý.
 
Muốn cải thiện tình hình, người Việt nói chung và nhà chức trách nói riêng cần nỗ lực điều tiết thị trường buôn bán chó lẫn các loại động vật khác, vừa để bảo đảm an toàn thực phẩm, vừa để chắc chắn không có chó, bò, gà hay gia súc, gia cầm nào bị đối xử tàn tệ như ngày nay.
 
Người Việt nói chung và nhà chức trách nói riêng cần nỗ lực điều tiết thị trường buôn bán chó lẫn các loại động vật khác, vừa để bảo đảm an toàn thực phẩm, vừa để chắc chắn không gia súc, gia cầm nào bị đối xử tàn tệ.
 
Seoul - nơi nổi tiếng có nhiều người ăn thịt chó và là nơi có nhiều tranh luận dữ dội về tập quán này - muốn đưa chó vào danh sách chính thức của những loại thịt được sản xuất theo kiểu công nghiệp và được giám sát kỹ lưỡng. Khuyến cáo này đầy hứa hẹn vì nó sẽ giúp cho nguồn cung dồi dào, đồng thời làm giảm mạnh giá của những con chó bị bắt bất hợp pháp. Nếu được thực hiện bài bản, nó có thể giúp dẹp bỏ nạn trộm chó bất hợp pháp.
 
Rất tiếc, đề xuất này đã bị chính những nhà hoạt động chống lại việc ăn thịt chó bác bỏ.
 
Một số người Việt theo đạo Phật từng nói với tôi họ thấy chó có mối liên kết tinh thần với con người. Còn một số người khác cho rằng chó thông minh hay có độ nhạy cao hơn các loại động vật khác. Đây là lý do chính đáng để những người này không ăn thịt chó và kêu gọi ngăn chặn tất cả hành động man rợ liên quan.
 
Thế nhưng, việc cấm đoán một thói quen được nhiều người ưa chuộng phải có đủ lý lẽ mạnh mẽ hơn cảm xúc cá nhân của một số người.
 
Bà ngoại người Ý của tôi từng nuôi gà. Dù tiếp xúc nhiều với gà khi lớn lên và thấy gắn bó với nó hơn chó nhiều, nhưng tôi không thể lấy cớ quyến luyến với gà để yêu cầu người khác không ăn thịt gà. Bạn người Việt của tôi đã từng nuôi heo ở quê cũng vậy, và đã có nghiên cứu khoa học cho thấy heo thông minh và nhạy cảm hơn cả gà và chó.
 
Tương tự, ai bận tâm đến hậu quả của thói quen tiêu thụ bia rượu quá mức, khó chịu với cách cư xử của những người nhậu đến độ say xỉn, có thể tự uống có chừng mực hay từ bỏ không uống nữa, thậm chí giúp người ta nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của việc uống quá nhiều. Còn việc yêu cầu cấm bán rượu bia thì lại là một câu chuyện khác.
 
Nếu khác biệt xuất phát từ bất đồng ý kiến giữa những người theo văn hoá Việt Nam nuôi chó như gia súc (mặc dù vẫn có thể gắn bó với chó) và những người theo văn hoá phương Tây có xu hướng nuôi chó như thú cưng, cả hai bên có thể tìm thấy điểm chung ở chỗ: Cần có biện pháp giảm thiểu sự đau đớn gây ra cho động vật được nuôi và giết mổ để lấy thịt.
 
Thậm chí, có thể coi cái này như tiêu chuẩn "văn minh" chung mà được hai bên tán thành và thực hiện.

THỊT CHÓ Ở VIỆT NAM VÀ ÁM ẢNH PHẢI 'ĐẸP' TRONG MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Hà Nội muốn cấm thịt chó vì nó gây phản cảm với người nước ngoài. Thế nhưng, thái độ của người nước ngoài đối với văn hoá ẩm thực không như ...

 

Huỳnh Ngọc Chênh blog © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

0936700000